PhongTT

Trương Mỹ Cầm

[Cờ vây] Vi Kỳ Sử Lược - Khuyết

Bài này trước mình để tên Hành trình cờ vây, chia thành nhiều phần, nay gộp lại thành Vi Kỳ Sử Lược

Giới thiệu chung

Khái quát mấy ngàn năm lịch sử của Cờ vây có thể chia thành bốn giai đoạn: Cổ - Trung - Cận - Hiện.

Cờ vây Cổ đại, từ trước Công Nguyên cho đến thế kỷ X. Cờ vây khởi nguồn từ Trung Quốc với nhiều giai thoại, truyền thuyết khác nhau. Người chơi cờ thường là vua chúa, quý tộc, quan lại và nho sĩ.
Ban đầu, nó được xếp cùng với đánh bạc, bói toán (được hên, thua rủi). Sau này, nhiều văn nhân, nho sĩ đã phân tích, tách biệt với đánh bạc và cho rằng Cờ vây phù hợp với đường lối, tư tưởng của các bậc thánh hiền, là thú chơi tao nhã, bao hàm nhiều nghĩa; không chỉ là tuân theo sự vận hành của vũ trụ, trời đất mà còn liên quan đến phép trị nước hay thích hợp với đường lối chiến tranh, quân sự.
Kỳ thủ giai đoạn này tập trung nhiều vào phong cách chơi, lấy cờ để rèn tâm luyện tính.

Read More

[Cờ vây] Vấn Kỳ Hứng - Tâm

Tựa:

“Cầm chính đạo để tịch tà cự bí. Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên” - Kẻ sĩ (Nguyễn Công Trứ)

Hỏi: Con đường cờ vây đâu là điểm cuối?
Đáp: Đạo của cờ vây vốn biến hóa vô cùng, không cố định. Với mỗi người, mỗi thời điểm lại có hình thái khác nhau. Cái gọi là điểm cuối cũng nương vào đó mà hiển hiện. Khi ở gần ngay trước mắt; khi xa tít tận chân trời, vô cùng vô tận.

“Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng, vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.” - Đạo Đức Kinh quyển thượng (Lão Tử)

Read More

[Cờ vây] Kỳ thủ vs AI

[Phần 1]

Tháng 5 năm 1997, sau cuộc so tài của Garry Kimovich Kasparov - ông hoàng cờ vua người Nga với Deep Blue, IBM đã gây tiếng vang lớn cho toàn cõi trời Tây khi phát triển thành công phần mềm đầu tiên đánh bại con người theo thể thức thi đấu tiêu chuẩn.
Lúc bấy giờ, người ta vẫn hay thường truyền tai nhau về sức mạnh của máy tính, về những thuyết âm mưu con người sẽ bị lật đổ, bị thống trị bởi những phần mềm. Nhưng kỳ lạ thay, ở bên kia bán cầu, nơi vẫn được gọi là vùng đất cổ hủ với những giá trị đã lỗi thời, người ta vẫn vô cùng bình thản trước cơn địa chấn ấy.

Read More

[Cờ vây][Kỳ thủ] Honinbo Dosaku

Bài này được đăng lần đầu tiên ở fanpage CLB Cờ vây FPT

Honinbo Dosaku là một danh thủ Nhật Bản thời Edo, có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn trong giới Cờ vây.

Ông sinh năm 1645 ở tỉnh Iwami, tên thật là Yamazaki Sanjiro. Dosaku (Đạo Sách) lên bảy đã học Cờ vây. Năm 15, 16 tuổi trở thành môn hạ của Honinbo Doestu (Đạo Duyệt) - Viện trưởng nhà Honinbo, Bản Nhân Phường Đệ tam; cái tên Dosaku cũng do chính ông đặt.

Read More

[Cờ vây][Kỳ thủ] Hoàng Long Sĩ

Bài này được đăng lần đầu tiên ở fanpage CLB Cờ vây FPT

Hoàng Long Sĩ, Kỳ Thánh đầu đời Thanh, người đất Thái Châu, tỉnh Giang Tô, sinh năm 1651.

Năm 16 tuổi, ông trở thành Quốc Thủ. Năm 18 tuổi, ông dám chấp quân hay nhường đối thủ đi trước khi đấu với các quốc thủ khác. Nước cờ của ông được đánh giá “Như thiên tiên hóa thân, tuyệt vô trần tường” (như tiên trên trời xuống trần, không vương một chút bụi), xuất thần nhập hóa. Hoàng Long Sĩ cùng với Hoàng Tông Hi, Cố Viêm Võ được kinh học gia Diêm Nhược Cừ xếp vào trong danh sách mười bốn thánh nhân thời Thanh.

Read More