PhongTT

Trương Mỹ Cầm

[Cờ vây] Kỳ thủ vs AI

[Phần 1]

Tháng 5 năm 1997, sau cuộc so tài của Garry Kimovich Kasparov - ông hoàng cờ vua người Nga với Deep Blue, IBM đã gây tiếng vang lớn cho toàn cõi trời Tây khi phát triển thành công phần mềm đầu tiên đánh bại con người theo thể thức thi đấu tiêu chuẩn.
Lúc bấy giờ, người ta vẫn hay thường truyền tai nhau về sức mạnh của máy tính, về những thuyết âm mưu con người sẽ bị lật đổ, bị thống trị bởi những phần mềm. Nhưng kỳ lạ thay, ở bên kia bán cầu, nơi vẫn được gọi là vùng đất cổ hủ với những giá trị đã lỗi thời, người ta vẫn vô cùng bình thản trước cơn địa chấn ấy.

Phương Đông là vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống. Tương truyền, hàng ngàn năm về trước, lưu truyền một loại cờ bắt nguồn từ vua Nghiêu được tiên nhân chỉ điểm. Tuy chỉ được cấu tạo bởi hai thành phần đơn giản là mục và khí, nhưng khi triển khai lại vô cùng thiên biến vạn hóa.
Đó chính là cờ vây, pháo đài đã cản bước tiến công của Deep Blue. Để đánh bại cờ vua, Deep Blue sử dụng chiến thuật vét cạn, dựa vào khả năng tính toán mạnh mẽ để tính toán hết tất cả các biến để tìm ra nước đi tốt nhất. Nhưng, với cờ vây thì khác, độ phức tạp của thuật toán phụ thuộc vào bàn cờ tăng theo cấp số mũ. Máy tính có thể vét cạn được đối với những bàn nhỏ, nhưng khi tính đến bàn lớn thì không thể. Vì số lượng biến cho bàn thi đấu tiêu chuẩn còn lớn hơn số lượng nguyên tử trong vũ trụ…

[Phần 2]

Đứng trước cờ vây, các nhà khoa học nhận ra rằng, chiến thuật cũ không có tác dụng. Muốn chiến thắng, đòi hỏi phần mềm cần phải chơi giống con người, cần phải có “nhân tính”.
Sau chiến thắng ấy, cờ vây bắt đầu được phổ biến mạnh mẽ trên toàn thế giới. Phương Đông trở thành thánh địa của giới cờ vây với tam hoàng - ba cường quốc mạnh nhất: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Từ xưa, người chơi cờ luôn và phải luôn rèn luyện sự kiên nhẫn, cẩn trọng, khiêm tốn. Họ dùng cờ để tôi luyện phẩm cách của bản thân. Tuy nhiên, với sự lên ngôi của cờ vây, sự ngạo mạn của kỳ thủ cũng dần tăng lên.
Người ta vẫn truyền tai nhau rằng, có thể phải mất hàng trăm năm nữa, thậm chí là lâu hơn, máy tính mới có đủ khả năng đánh bại kỳ thủ cờ vây. Ấy thế mà, chỉ mới chưa đầy hai mươi năm, một kẻ đến từ phương Tây, ngay tại nơi được gọi là thánh địa, đã đạp đổ bức tường thành cuối cùng của loài người…

[Phần 3]

Tháng 10 năm 2015, phương Tây lại một lần nữa rung động khi Deep Mind cho ra đời Alpha Go đã đánh bại nhà vô địch Châu Âu, Fan Hui. Và cũng như lần trước, phương Đông cũng không coi trọng sự xuất hiện của kẻ này.
Họ cho rằng Alpha Go không đánh bại một kỳ thủ chuyên nghiệp thực thụ vì Fan Hui đã rời khỏi thánh địa quá lâu rồi. Đó là một câu chuyện cười khi bức chiến thư được gửi tới Lee Sedol, thiên tài thế kỷ, người đứng đầu giới cờ vây. Và, chẳng ai nghĩ anh ấy sẽ thua cả…
Ván đầu tiên, Alpha Go hiện thân như một kỳ thủ chuyên nghiệp thực thụ. Kỳ giới không còn ai chắc chắn về điều họ từng nghĩ trước đó nữa.
Ván thứ hai, Alpha Go tung ra một nước đánh vỡ giới hạn nhận thức của con người trong cờ vây, nước thứ 37. Áp lực chiến đấu vì nhân loại đặt trọn lên vai Lee.
Ván thứ ba, mặc cho Lee làm đủ mọi cách, thậm chí là phải thay đổi phong cách chơi, không còn là chính mình để tìm ra điểm yếu của của đối thủ, nhưng Alpha Go vẫn hóa giải tất cả.
Ván thứ tư, như buông được chấp niệm, kỳ thủ trở về là đúng nghĩa kỳ thủ, Lee Sedol đã tìm thấy nước đi thần thánh (nước thứ 78) và đánh bại Alpha Go (nước đi được AG tính với xác suất được đánh là 0,007%).
Ván cuối cùng, Alpha Go lần nữa lại thay đổi. Không còn là những nước đi đầy toan tính mà thay vào đó là liên tục những nước đi vô nghĩa. Nhưng, cho đến thu quan, Lee Sedol vẫn bị dẫn bởi 1,5 - 2 mục.
Người ta vẫn thường hay lưu truyền về câu nói: Thắng một đám quân là thắng, thắng nửa mục cũng là thắng.
Sự xuất hiện của Alpha Go không những đánh dấu bước tiến trong nền công nghiệp phần mềm mà còn thổi một luồng gió mới trong giới cờ vây. Và câu chuyện từ đó bắt đầu…

Chấp bút,
Trương Cầm